Bạn đang muốn tìm hiểu công dụng, cách sử dụng, bảo quản hóa chất vừa đảm bảo an toàn vừa phù hợp với mục đích sử dụng của bạn? Vậy cần tìm những tài liệu này ở đâu và tìm như thế nào? Có ba loại văn bản mà chúng ta cần biết đến khi sử dụng hóa chất đó là MSDS, TDS, COA. Vậy hãy cùng Hóa Chất PLG đi vào tìm hiểu xem nội dung cũng như chức năng của mỗi loại văn bản nhé.
1. MSDS là gì?
MSDS (Material Safety Data Sheet) được gọi là bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất, là một dạng văn bản chứa tài liệu liên quan đến một loại hóa chất nào đó. MSDS được đưa ra với mục đích giúp cho những người làm việc và tiếp xúc với hóa chất đó để chủ động có các biện pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng cũng như xử lý tình huống xảy ra khi sử dụng hóa chất này.
MSDS thường được sử dụng cho các mặt hàng có khả năng gây ra nguy hiểm trong quá trình vận chuyển, bảo quản, cũng như sử dụng. Tài liệu này sẽ đưa ra các cách phòng tránh và xử lý khi gặp rủi ro khi bảo quản và sử dụng hóa chất.
Hình ảnh minh họa MSDS
Hình ảnh minh họa MSDS
Nội dung của MSDS
Trong một bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất – MSDS sẽ bao gồm những nội dung sau:
- Nhận dạng hóa chất: Tên thương mại, tên thường gọi, tên gọi khác; Tên nhà sản xuất và địa chỉ; mục đích sử dụng của hóa chất.
- Thông tin về thành phần hóa học: tên, công thức hóa học, mã CAS (Chemical Abstracts Service – một chuỗi số định danh duy nhất của 1 nguyên tố hóa học, hợp chất hóa học; hợp chất và hợp kim) và thành phần của các chất.
- Nhận dạng đặc tính nguy hiểm của hóa chất: Mức xếp loại nguy hiểm; Cảnh báo nguy hiểm; Các đường tiếp xúc và triệu chứng.
- Các biện pháp xử lý: Biện pháp sơ cứu về y tế; Biện pháp xử lý khi có hỏa hoạn; Biện pháp phòng ngừa, ứng phó khi có sự cố.
- Yêu cầu về cất giữ, bảo quản.
- Quy định về thiết bị bảo hộ cá nhân.
- Đặc tính lý, hóa của hóa chất: trạng thái vật lý, màu sắc, mùi, tỷ trọng, điểm sôi, điểm nóng chảy, độ hòa tan trong dung môi, khối lượng riêng.
- Các ảnh hưởng xấu tới sinh thái.
- Các yêu cầu trong việc vận chuyển cũng như bảo quản hóa chất.
Mục đích và công dụng của MSDS.
MSDS là văn bản đưa ra với các công dụng sau:
- Cảnh báo các nguy hiểm trong quá trình sử dụng và quy trình sử dụng cần tuân thủ theo chỉ dẫn đưa ra để đảm bảo an toàn.
- Cách xử lý khi không may có sự cố xảy ra.
- Cách bảo quản và vận chuyển hóa chất.
- Là một chứng từ mà bên hải quan có thể sẽ yêu cầu cung cấp bổ sung vào bộ hồ sơ xuất nhập khẩu.
TDS là gì?
TDS (Technical Data Sheet) được gọi là bảng thông số kỹ thuật của hóa chất, là một dạng văn bản chứa tài liệu về thông tin, tính chất và các thông số kỹ thuật của các loại hóa chất. Mục đích để người sử dụng hiểu rõ hơn về các thông tin của hóa chất cần sử dụng.
Nội dung của TDS
Trong mỗi văn bản TDS bao gồm các thông tin sau:
- Thông tin hóa chất: giới thiệu chung về hóa chất; đặc tính lý, hóa: ngoại quan, độ hòa tan, tỷ trọng và tính chất.
- Các thông số kỹ thuật: Cách pha chế, vận hành; Tiêu chuẩn làm việc; Cách kiểm tra và phương pháp phân tích.
- An toàn sử dụng, bảo quản, môi trường vận chuyển hóa chất.
Mục đích và công dụng của TDS
TDS là văn bản giúp người mua hàng hiểu rõ được công dụng cũng như tính chất của hóa chất, đồng thời giúp người mua hiểu rõ về cách sử dụng cũng như các biện pháp an toàn khi sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất.
COA là gì?
COA (Certificate Of Analysis) được gọi là giấy chứng nhận phân tích, là bảng phân tích thành phần sản phẩm được sử dụng để xác nhận hàng hóa xuất khẩu có đáp ứng các thông số nhất định như tính chất vật lý, thành phần,… của sản phẩm.
COA là văn bản được cung cấp bởi người bán, nhà sản xuất về thông tin sản phẩm, là chứng từ bắt buộc phải có để thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.
Nội dung của COA
Mỗi văn bản COA của mỗi loại hóa chất đều khác nhau, tuy nhiên chúng bao gồm những thông tin sau:
- Thông tin về mẫu thử: Tên mẫu, số lô, số lượng, nguồn gốc, ngày nhận mẫu và ngày kiểm tra.
- Bảng phân tích: Các chỉ tiêu về tính chất vật lý, hóa lý của mẫu, giá trị tiêu chuẩn, phương pháp phân tích và kết quả phân tích.
Mục đích và công dụng của COA
Bảng phân tích thành phần COA là loại văn bản không thể thiếu của hầu hết sản phẩm xuất khẩu. Nó là văn bản đưa ra với các mục đích sau:
- COA là văn bản giúp người mua nắm rõ về các thành phần của hóa chất sử dụng, cũng như chất lượng sản phẩm để lựa chọn được sản phẩm phù hợp, đúng với mục đích sử dụng.
- COA giúp người bán kiểm soát được chất lượng sản phẩm.
- COA giúp người dùng nhận biết sản phẩm tốt hay không.
- COA cho biết sản phẩm có đúng chất lượng với khuyến cáo nsx hay không.
- COA có thể làm cơ sở để các cơ quan chức năng biết chính xác thông tin về các mặt hàng cũng như chất lượng của các mặt hàng đó, từ đó đưa ra quyết định sản phẩm có đạt yêu cầu lưu thông trên thị trường hay không.
Điều kiện để có một COA hợp lệ
Nhiều nhà sản xuất, nhà cung cấp chưa hiểu rõ điều kiện để có một COA hợp lệ. Để có COA hợp lệ cần tuân thủ theo các bước sau:
- Tiếp nhận mẫu cần kiểm nghiệm.
- Quản lý mẫu.
- Tiến hành kiểm tra.
- Đưa ra kết quả quá trình kiểm tra.
Quy trình để có một văn bản COA hợp lệ
Quy trình kiểm tra phải đảm bảo tính nguyên vẹn của sản phẩm, mẫu kiểm nghiệm, giám sát chất lượng kiểm tra, kết quả và trình bày kết quả và cuối cùng là đảm bảo tính an toàn của hồ sơ kiểm nghiệm chất lượng.
Việc phân tích thông thường được thực hiện trên các mẫu đại diện cho tổng số hàng hóa bán ra. Việc phân tích thực hiện tại công ty nhà máy của nhà cung cấp, sản xuất hay tại nơi sản phẩm được vận chuyển quốc tế.
Những lưu ý về MSDS, TDS, COA.
MSDS, TDS, COA là văn bản đưa ra với mục đích đảm bảo an toàn khi sử dụng hàng hóa, các loại hóa chất. Ba loại văn bản này thường được cung cấp bởi nhà cung cấp hoặc người bán sản phẩm, có thể là công ty, thương mại hay là cá nhân,… Mọi thông tin trong các văn bản cần đảm bảo chính xác và mỗi loại hóa chất sẽ có các loại văn bản khác nhau.
MSDS là văn bản bắt buộc có khi vận chuyển hàng hóa các loại hóa chất nguy hiểm, là văn bản đưa ra để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
COA là tài liệu được kiểm nghiệm ở trung tâm kiểm nghiệm độc lập có phòng thí nghiệm hoặc tại các cơ quan kiểm nghiệm có chức năng ở Việt Nam.
Trên đây là toàn bộ nội dung của ba loại văn bản cần thiết khi sử dụng hóa chất. Tùy vào các loại mặt hàng hóa chất sẽ có các loại văn bản khác nhau. Do đó, cần tìm hiểu kỹ các thông số an toàn khi sử dụng và vận chuyển các loại hóa chất. Qua bài viết, PLG mong rằng bạn sẽ phần nào hiểu được về ba loại văn bản MSDS, TDS, COA và nắm được các thông tin cần thiết để mua và sử dụng hoá chất một cách an toàn nhất.
Nếu bạn có nhu cầu mua hóa chất, hãy liên hệ với Hóa Chất PLG theo số hotline: 0901.929.838 để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ 24/7.