MẠ CROM LÀ GÌ?
Mạ crom là quá trình sử dụng crom và hóa chất xi mạ của crom như axit cromic để hình thành một lớp oxit crom (gọi là lớp mạ crom) để gia tăng độ bền cho bề mặt kim loại. Bất kể là trong môi trường xâm thực nào (khí quyển, môi trường axit, môi trường kiềm,…) lớp mạ crom cũng vô cùng bền bỉ. Hiện nay, có 3 công nghệ mạ crom phổ biến là:
- Mạ crom cứng
- Mạ crom trang trí
- Mạ crom chi tiết máy
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CỦA MẠ CROM TRONG CÔNG NGHIỆP
Các vật liệu kim loại sau một thời gian sử dụng thường bị oxy hóa, gỉ sét, nếu thay mới thì sẽ tốn kém chi phí và thời gian. Nhiều người chọn cách phục hồi những vật liệu kim loại này thông qua việc sử dụng hóa chất xi mạ và công nghệ xi mạ để phủ một lớp mạ crom lên bề mặt vật liệu. Ưu điểm của lớp mạ crom này là dày đến 800µm, độ cứng trung bình 70 HRC nên giúp bề mặt vật liệu trở nên sáng bóng và chống trầy xước, hao mòn hiệu quả.
- Lớp mạ crom rất cứng: So với những lớp mạ khác, lớp mạ crom có độ cứng và khả năng chịu nhiệt cao hơn, không bị biến màu theo thời gian nên được ứng dụng rộng rãi trong việc phục hồi các chi tiết máy đã bị ăn mòn.
- Lớp mạ crom bóng và đẹp: Do sử dụng hóa chất xi mạ có tính ổn định hóa học cao, cùng công nghệ xi mạ hiện đại, tiên tiến nên lớp mạ crom không chỉ bền cứng mà còn bóng đẹp, không bị biến đổi theo thời gian. Ưu điểm này của mạ crom được ứng dụng phổ biến trong công nghiệp mạ ô tô, mạ các chi tiết máy, dụng cụ y tế, phụ tùng xe máy, xe đạp, máy khâu,.. và hầu hết các kim loại thông dụng như sắt, đồng, inox, nhôm,…
ĐẶC ĐIỂM CỦA LỚP MẠ CROM ĐẠT CHUẨN
Có nhiều công nghệ mạ crom khác nhau, mỗi công nghệ có đặc điểm và ứng dụng riêng. Nhìn chung, một lớp mạ crom đạt chuẩn là khi lớp mạ mịn, bóng, sáng, không bị khô rộp hay boong cháy, mang đến bề mặt vật liệu vô cùng thẩm mỹ. Khi dùng dao hoặc vật sắc nhọn cà mạnh lên lớp mạ crom thì lớp mạ không bị trầy xước hay bong tróc, ngược lại vẫn bám dính chắc chắn trên bề mặt kim loại.